Cần làm gì khi tủy răng bị thối? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tùy từng tình trạng
Khi một chiếc răng có tủy bị thối dù ở tình trạng thái nào thì chiếc răng và vùng nướu của răng bị thối tủy sẽ gặp nguy hiểm và di chứng trong tương lai nếu không được xử lý và điều trị sớm. Vậy tủy răng bị thối là gì? Nguyên nhân, triệu chứng của tuỷ răng bị thối? Cách điều trị tủy răng bị thiếu ra sao? Cũng Nha Khoa Đại Nam tìm hiểu vấn đề này.
Tủy răng bị thối là gì?
Tủy răng bị thối được xem là nhiễm trùng tủy răng hay gọi cách khác là hoại tử tủy răng, đây là tình trạng bệnh lý không thể khôi phục như ban đầu khi phần tủy mềm bên trong răng bị chết. Khi răng của bạn bị hư hại do sâu hoặc chấn thương, tủy răng có thể bị nhiễm trùng và cuối cùng chết đi.
Tủy răng bị thối là giai đoạn cuối của bệnh viêm tủy răng gây khó chịu, hơi thở từ miệng có mùi và đau nhức cho bệnh nhân.
Các triệu chứng thường gặp khi tuỷ răng bị thối
Cấu tạo một chiếc răng có ba lớp: men răng, ngà răng và tủy răng. Tuỷ răng phải được cung cấp máu liên tục để nuôi răng, nếu việc cung cấp máu đó cản trở thì răng của bạn sẽ gặp hai triệu chứng chính đau nhức và răng bị đổi màu.
Đau nhức khó chịu
Đây thường là triệu chứng đầu tiên của một chiếc răng bị thối tủy. Cơn đau nhức có thể từ nhẹ đến cực đau bởi sự nhiễm trùng, và hư tủy từ bên trong răng của bạn. Khi tủy bị hoại tử hay tuỷ răng bị thối sẽ gây áp lực lên dây thần kinh ở chân răng gây đau nhức và vô cùng khó chịu.
Sự biến đổi màu của răng
Việc thiếu máu cung cấp cho tủy để nuối răng sẽ khiến răng bị đổi màu. Tủy răng bị thối sẽ biến đổi màu răng từ có màu vàng, sau đó chuyển sang màu xám, và cuối cùng là màu đen.
Ngoài ra bạn sẽ gặp các triệu chứng khác như:
- Có mùi vị khó chịu trong miệng do tủy răng bị thối
- Có hiện tượng loét và viêm nướu, xuất hiện áp xe răng
- Có mùi hôi khó chịu từ răng
- Làm màng nha chu quanh răng trở nên sưng đỏ tấy.
Nguyên nhân khiến tuỷ răng bị thối, nhiễm trùng
Tủy răng bị thối và giai đoạn cuối cùng của viêm tủy răng do một số nguyên nhân sau:
- Sâu răng không được điều trị và phát hiện sớm, khiến sâu răng tiến triển sâu vào trong răng gây viêm tủy nặng và thối tủy.
- Chấn thương răng nặng sẽ làm tổn thương tuỷ làm ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho răng gây nên tình trạng răng bị thối tủy.
- Tủy răng bị thối tủy do di chứng từ các cuộc phẫu thuật điều trị xâm lấn trên răng.
Thứ tự tiến triển thông thường khi gặp tình trạng tuỷ răng bị thối
- Giai đoạn 1: Răng ban đầu bị sâu răng hoặc chấn thương răng.
- Giai đoạn 2: Tiếp đến vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng thông qua một khe hở trên răng. Tủy răng khỏe mạnh lúc này sẽ cố gắng chống lại vi khuẩn gây hại. Tủy răng chống lại vi khuẩn bất thành dẫn đến nhiễm trùng gây sưng tấy, gây đau.
- Giai đoạn 3: Dây thần kinh răng trong tuỷ lúc này bị thiếu oxy và dinh dưỡng, đến khi lượng máu đến răng bị giảm hoặc ngừng hoàn toàn, dẫn đến tủy răng bị thối, nhiễm trùng và hoại tử.
Cách điều trị răng bị thối tủy
Đối với tình trạng răng bị thối tủy nhẹ
Bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn phần tuỷ răng bị hư hỏng và nhiễm trùng. Sau khi phần tủy bị thối đã được xử lý không để vi khuẩn có cơ hội phát triển cần phải bọc sứ chiếc răng đó để bảo vệ. Chiếc răng đã hư đi một phần tủy rất yếu và nhạy cảm, nên bọc sứ là phương pháp tốt nhất để giữ lại chiếc răng này tránh nguy cơ vi khuẩn gây lại và rụng răng sớm.
Đối với tình trạng tuỷ răng bị thối nặng
Khi một chiếc răng bị nhiễm trùng, hoại tử tuỷ không thể cứu vãn được thì nhổ đi chiếc răng đó là sự lựa chọn hợp lý. Chiếc răng bị thối tủy sau khi nhổ sẽ được thay thế bằng phương pháp cấy ghép Implant để tránh tình trạng tiêu xương hàm, hoặc phương pháp cầu răng sứ để khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ tạm thời. Tuy nhiên phương pháp làm cầu răng sứ không được khuyến khích vì thời hạn sử dụng không được lâu và có khả năng gây hại cho hai răng trụ.
Tìm hiểu máy đo chiều dài ống tủy
Các biến chứng có thể xảy ra khi tuỷ răng bị thối
Tủy răng bị thối, hoại tử, nhiễm trùng nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:
- Bệnh về viêm xoang
- Gây nên tình trạng áp xe răng, tích tụ mủ xung quanh răng và nướu
- Xảy ra các bệnh lý về nướu
- Gây nên tình trạng tiêu xương hàm
- Làm cho tình trạng sâu răng trở nặng
- Xuất hiện tình trạng kích ứng da quanh miệng
Làm thế nào để ngăn ngừa tuỷ răng bị thối?
Chú trọng vệ sinh răng miệng
vệ sinh răng miệng tốt sẽ bao gồm đánh răng và dùng chỉ nha khoa, đây được xem là chìa khóa để ngăn ngừa nhiễm trùng tủy răng và hoại tử tủy. Dùng chỉ nha khoa và đánh răng thường xuyên sẽ ngăn ngừa sâu răng hình thành.
Quan tâm đến chế độ ăn uống
Điều quan trọng là bạn phải ăn một chế độ ăn uống lành mạnh vì răng của bạn cần vitamin và khoáng chất để khỏe mạnh.
Phải đến bác sĩ ngay khi răng có vấn đề
Nếu không may bị chấn thương răng, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám để cứu vãn chiếc răng bị tổn thương kịp thời tránh chủ quan. Ngoài ra bạn cần sử dụng dụng cụ bảo vệ miệng để ngăn ngừa chấn thương cho răng khi chơi thể thao.
Không quên thăm khám răng định kỳ
Không chỉ khi gặp chấn thương răng bạn mới đến gặp bác sĩ. Bạn cần phải đến phòng nha thăm khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần. Không ai có thể chắc chắn rằng sức khỏe răng miệng luôn mạnh khỏe và không gặp vấn đề gì, phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Qua bài viết trên của Nha khoa Đại Nam, rất mong những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bệnh nhân gặp tình trạng tủy răng bị thối. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn các phương pháp điều trị tủy răng, xin vui lòng liên hệ HOTLINE 096 4444 999 để được chuyên viên tư vấn miễn phí.
Bài viết liên quan
-
Hàn răng xong bị buốt | Nguyên nhân do đâu
Những cơn đau nhức này xảy ra khi bị tác động nhiều yếu tố tạo […]
-
RĂNG VẨU LÀ GÌ? CÁCH CHỮA RĂNG VẨU HIỆU QUẢ
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa Răng […]
-
Răng hô là gì? Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả
Răng hô là một dạng sai lệch khớp cắn thường gặp, gây ảnh hưởng đến […]
-
GIÁ CẠO VÔI RĂNG CẬP NHẬT MỚI NHẤT TẠI TPHCM
Vôi răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười, mà còn là nguyên […]
-
Bài tập giảm hô hàm trên hiệu quả, thực hiện tại nhà
Hô hàm trên là một tình trạng sai lệch khớp cắn ảnh hưởng thẩm mỹ […]
-
Vì sao nhiều việt kiều về nước làm răng sứ tại Nha khoa Đại Nam?
Nha khoa Đại Nam là địa chỉ quen thuộc và đáng tin cậy của hàng […]