Mắc bạn những lưu ý trước, trong và sau khi niềng răng

Niềng răng là một quá trình điều chỉnh vị trí răng để có một hàm răng đều và đẹp hơn. Để đạt được kết quả tốt nhất, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần nhớ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các lưu ý khi niềng răng để đảm bảo quá trình này diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

Những lưu ý trước khi đi niềng răng

Niềng răng là quá trình kéo dài và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Để đạt được kết quả chỉnh nha tối ưu, bạn cần lưu ý các điều sau trước khi niềng:

Chọn nha khoa niềng răng uy tín

Để quá trình niềng răng tối ưu, bạn cần chọn nha khoa uy tín để thực hiện. Đây phải là địa chỉ quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm nhiều năm. Cùng với đó là thiết bị hỗ trợ hiện đại, ứng dụng công nghệ thăm khám mới nhất. Đây là điều kiện cần để lên phác đồ niềng cá nhân hoá, phù hợp với tình trạng răng. 

Hơn nữa thời gian niềng răng từ 18 đến 24 tháng, đây là quá trình khá dài. Vì vậy, bạn cần nha khoa uy tín để đồng hành trong giai đoạn này. Tại đây, sự thay đổi của răng trong quá trình niềng sẽ được Bác sĩ theo dõi sát sao. Nhờ vậy sẽ có các điều chỉnh kịp thời để tăng hiệu quả chỉnh nha.

Nên tìm kỹ các nha khoa trước khi quyết định niềng răng
Nên tìm kỹ các nha khoa trước khi quyết định niềng răng

Dự trù chi phí niềng răng

Tuỳ vào phương pháp niềng mà chi phí niềng răng sẽ khác nhau. Với mắc cài kim loại thì chi phí niềng dao động từ 30 – 45 triệu đồng; mắc cài sứ chi phí khoảng 45 – 55 triệu đồng; niềng răng trong suốt có phí từ 35 – 115 triệu đồng. Ngoài ra còn có các khoản phí khác như: Chi phí thăm khám, nhổ răng, hàm duy trì,…

Để an tâm trong suốt quá trình niềng, bạn cần chuẩn bị cho mình ngân sách phù hợp. Hiện có nhiều nha khoa áp dụng hình thức trả góp, điều này giúp giảm áp lực chi phí khi niềng.

Tham khảo kinh nghiệm từ các “đồng niềng”

Đây cũng là lưu ý khi niềng răng cần thiết mà bạn nên chú ý. Trước khi quyết định niềng răng tại địa chỉ cụ thể, bạn nên tìm hiểu từ các “niềng-er” đi trước. Từ các đánh giá, trải nghiệm này giúp bạn có các nhìn tổng quát về phương pháp niềng. Đồng thời có được thông tin đáng tin cậy về các nha khoa.

Tham khảo đồng niềng về các phương pháp niềng răng
Tham khảo đồng niềng về các phương pháp niềng răng

Các lưu ý khi niềng răng mà bạn nên biết

Thời gian đầu khi niềng răng, bạn sẽ trải qua các giai đoạn như: điều trị sâu răng, tách kẽ, nhổ răng, gắn mắc cài,… Lúc này do chưa quen với khí cụ nên bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu. Bên cạnh đó việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng cũng sẽ khác trước rất nhiều.

Để đảm bảo quá trình này suôn sẻ, bạn cần ghi nhớ các lưu ý khi niềng răng sau:

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Khi niềng răng, do có thêm khí cụ niềng nên quá trình vệ sinh răng sẽ phức tạp hơn. Bạn cần dành nhiều thời gian hơn để làm sạch thức ăn bám dính trong mắc cài, kẽ răng,… Nên sử dụng chỉ nha khoa và máy tăm nước để quá trình làm sạch hiệu quả hơn. 

Theo hướng dẫn từ chuyên gia, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Khi đánh răng thao tác cần nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương nướu răng. Răng cần được làm sạch toàn diện để tránh hình thành mảng bám, sâu răng,…

Đánh răng nhẹ nhàng ít nhất 2 lần/ngày
Chăm sóc răng là một trong các lưu ý khi niềng răng quan trọng

Tham khảo thêm bài viết sau đây: Cách chọn bàn chải cho người niềng răng? 5 bước đánh răng đúng cách

Tái khám đúng lịch hẹn

Khi niềng răng, Bác sĩ sẽ lên lịch thăm khám định kỳ phù hợp với tình trạng răng của bạn. Bạn cần đến nha khoa đúng lịch để được kiểm tra và điều chỉnh kịp thời. Thông thường khi niềng mắc cài, lịch thăm khám là khoảng 4 tuần/lần. Đối với niềng Invisalign, số lần chỉnh nha sẽ được giảm thiểu hơn rất nhiều.

Chế độ ăn uống khi niềng

Một trong các lưu ý khi niềng răng quan trọng là chế độ ăn uống. Khi mới niềng răng, do chưa quen với khí cụ nên việc ăn uống cần được chú trọng. Bạn nên sử dụng thức ăn mềm, được nấu chín kỹ như: súp, cháo, sữa, bánh mềm,… Đối với rau, trái cây, thịt cá,… bạn nên cắt nhỏ trước khi ăn để tránh bung mắc cài. Nếu niềng răng với khay trong suốt, việc ăn uống sẽ thoải mái hơn, tuy nhiên bạn nên tránh đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Sau khi gắn mắc cài nên ăn thức ăn mềm trong các ngày đầu
Sau khi gắn mắc cài nên ăn thức ăn mềm trong các ngày đầu

Từ bỏ các thói quen xấu

Một số thói quen xấu như: mút môi, đẩy lưỡi, cắn bút, mút ngón tay,… khiến việc di chuyển của răng bị ảnh hưởng. Do đó bạn cần từ bỏ các thói quen này nếu có. Đây cũng là một trong các lưu ý khi niềng răng quan trọng nhưng nhiều người bỏ qua.

Niềng răng bị bung mắc cài phải làm sao?

Bung mắc cài là sự cố không ai mong muốn khi niềng răng với mắc cài. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả, kéo dài thời gian niềng mà còn gây tổn thương môi, nướu,.. Nếu phát hiện mắc cài bị bung tuột, bạn cần xử lý theo các hướng sau:

Đến nha khoa để được gắn lại mắc cài

Khi bị bung tuột mắc cài, bạn cần đến nha khoa để được thăm khám. Bác sĩ sẽ sử dụng mắc cài cũ để gắn lại hoặc thay mắc cài mới nếu cần thiết. Đồng thời Bác sĩ cũng điều chỉnh lực siết của dây cung để đảm bảo ổn định. Nếu không được xử lý kịp thời, quá trình niềng răng sẽ kéo dài hơn so với kế hoạch ban đầu.

Cần đến nha khoa càng sớm càng tốt để được kiểm tra
Cần đến nha khoa càng sớm càng tốt để được kiểm tra

Loại bỏ dị vật nếu nuốt mắc cài

Tuy ít xảy ra nhưng trên thực tế có một số trường hợp nuốt phải mắc cài khi niềng răng. Đây là sự cố nguy hiểm cần được xử lý kịp thời. Nếu không may nuốt phải, bạn không nên cố gắng tự lấy ra và không nên tiếp tục ăn uống. Nguyên nhân là khi ăn uống, mắc cài có thể đi sâu hơn và gây tổn thương nghiêm trọng hơn. Thay vào đó bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được gắp ra. 

Sử dụng sáp nha khoa 

Nếu mắc cài bị bung tuột nhưng bạn chưa thế đến nha khoa ngay, bạn có thể dùng sáp nha khoa để xử lý tạm thời. Sáp sẽ giúp giảm thiểu ma sát giữa dây cung vào mô mềm trong khoang miệng. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần vo tròn và cố định sáp lên mắc cài và dây cung.

Đây là bài viết một số khí cụ về niềng răng: https://nhakhoadainam.vn/khi-cu-nieng-rang/

Những điều cần tránh khi niềng răng

Bên cạnh các lưu ý khi niềng răng, bạn cũng nên ghi nhớ những điều cần tránh khi niềng răng như sau:

  • Không nên ăn thực phẩm dai, cứng, dẻo.  Đây là các món ăn dễ dính vào mắc cài, ảnh hưởng đến dây cung. Do đó bạn không nên ăn những thực phẩm này trong suốt quá trình niềng.
  • Tránh các món ăn có màu như nghệ, cà ri,…. Các món ăn này sẽ bám dính lên răng và dây chun, khay niềng, gây mất thẩm mỹ.
  • Giảm thiểu thức ăn chứa nhiều đường như kẹo, bánh,…. Nguyên nhân là đường trong món ăn bám dính lên răng. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển dẫn đến các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu,…
  • Không nên hút thuốc lá trong thời gian niềng răng. Việc hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải bệnh lý viêm nha chu, ảnh hưởng đến kết quả niềng.

Tìm hiểu thêm: Thực đơn 7 ngày cho người niềng răng đơn giản

Trên đây là các lưu ý khi niềng răng quan trọng mà bạn cần biết. Để được tư vấn chi tiết về phương pháp, chi phí, thời gian, quy trình niềng răng,…hãy liên hệ HOTLINE 096 4444 999 để được tư vấn.

Đăng ký tư vấn

5/5 (1 bình chọn)
    Subscribe
    Thông báo về
    guest

    0 Comments
    Mới nhất
    Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Bài viết liên quan

    banner chương trình vali
    pagetop