Góc giải đáp: Bị sâu răng nên làm gì?
Sâu răng không phải là bệnh cấp tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời nó có thể gây ra các biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và công việc. Vậy bị sâu răng nên làm gì và cách ngăn ngừa sâu răng như thế nào? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Sâu răng là gì?
Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng. Có nhiều yếu tố kết hợp gây nên tình trạng sâu răng, bao gồm các vi khuẩn có trong khoang miệng và thức ăn chưa được làm sạch, chúng tấn công bào mòn men răng. Dấu hiệu ban đầu là các lỗ nhỏ li ti trên răng.
Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Bất cứ ai cũng đều có nguy cơ mắc bệnh sâu răng.
Nguyên nhân gây sâu răng
Sâu răng là một quá trình xảy ra theo thời gian. Nguyên nhân từ nhiều yếu tố, cụ thể:
- Do thói quen ăn uống ngọt và nhiều tinh bột: Các thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường, nếu không làm sạch sẽ bắt đầu hình thành mảng bám. Mảng bám có thể cứng lại tạo thành cao răng và tạo một lớp khiên chắn cho vi khuẩn phát triển bên trong.
- Do acid trong các mảng bám: Acid từ các mảng bám thức ăn loại bỏ khoáng chất trong men răng cứng, gây ra các lỗ nhỏ trên men răng. Sau khi men răng bị bào mòn đi, vi khuẩn và lớp acid này sẽ ăn mòn tới ngà răng, tác động đến dây thần kinh gây nên đau nhức và sâu răng.
- Do vệ sinh răng miệng không đúng cách: Đại đa số chúng ta đều có thói quen đánh răng theo chiều ngang với lực mạnh và tốc độ nhanh. Thói quen này về lâu dài sẽ làm tổn hại đến men răng, làm lộ cổ chân răng và dẫn đến việc răng bị sâu.
- Sâu răng do vi khuẩn Streptococcus Mutans gây nên: Vi khuẩn này kết hợp với bột đường có trong thức ăn, tạo thành Axit Lactic. Axit Lactic sẽ ngấm vào các kẽ hở trong răng, qua thời gian sẽ phá hủy cấu trúc răng và gây sâu răng.
Dấu hiệu nhận biết sâu răng
Sâu răng là một bệnh lý mang lại rất nhiều phiền phức và khó chịu. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết sâu răng để có thể điều trị kịp thời:
- Xuất hiện những cơn đau: Có những cảm giác đau răng dù không tác động lực nhai lên răng. Cơn đau có thể kéo dài liên tục hoặc đau từng cơn. Đây là một trong các triệu chứng thường gặp khi sâu răng.
- Răng trở nên nhạy cảm: Răng thường nhạy cảm hơn với các thực phẩm nóng, lạnh. Cảm giác ê buốt xảy ra khi bạn ăn các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
- Quan sát bằng mắt thường: Lúc này ta có thể thấy được lỗ hổng hoặc chấm đen, trắng trên răng. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy răng bạn đang bị sâu.
- Khi tác động lực nhai: Ngoài ra khi ăn nhai mạnh bạn sẽ thấy cảm giác đau nhiều hơn, cơn đau có thể xuất hiện vào ban đêm, cơn đau lan lên đỉnh đầu.
- Răng bị đổi màu: Khi sâu răng ăn mòn răng, nhìn sẽ thấy răng ngả sang vàng hoặc xám đen. Xuất hiện những lỗ sâu li ti cho đến lớn dần trên bề mặt răng.
Sâu răng gây ra những hậu quả gì?
Sâu răng tuy không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Ở bài viết này, nha khoa Đại Nam sẽ chia sẻ với bạn những biến chứng mà sâu răng để lại. Cụ thể như sau:
- Sưng lợi: Phần lợi xung quanh răng sâu sẽ bị sưng lên và gây cảm giác đau nhức, vi khuẩn sẽ làm cho hơi thở có mùi khó chịu.
- Viêm tủy: Tủy răng bị viêm, đây là phản ứng của tủy răng khi gặp các tác nhân gây bệnh. Đây chính là nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức khủng khiếp cho người bệnh kể cả khi ăn và không ăn. Cơn đau thường xảy ra vào ban đêm khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng nhiều.
- Răng bị gãy vỡ: Thân răng bị gãy, vỡ làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của người bệnh. Khi răng bị vỡ những mảnh to thì chỉ còn lại chân răng, thậm chí dẫn đến rụng răng, mất răng vĩnh viễn.
- Ảnh hưởng răng rung quanh: Nếu ổ viêm ngày một lan rộng tác động đến những vùng lân cận khiến các răng xung quanh đau nhức, nặng hơn là mất răng.
- Ảnh hưởng xương hàm: Sâu răng sẽ phá hủy xương hàm, gây hiện tượng tiêu xương khiến xương hàm bị gãy, bị lệch.
- Gây nhiễm trùng: Ổ viêm lan rộng đến xương hàm gây viêm xương hàm, lây lan những vùng xung quanh tạo ra một ổ nhiễm trùng khó kiểm soát.
- Ảnh hưởng hệ thần kinh: Tình trạng sâu răng kéo dài dẫn đến tổn thương dây thần kinh vì phần răng là phần gắn liền với rất nhiều dây thần kinh.
Bị sâu răng nên làm gì? Những biện pháp khắc phục sâu răng
Với những biến chứng đã nêu ở trên, thì sâu răng nên làm gì để khắc phục cũng như là ngăn chặn những biến chứng ấy. Nha khoa Đại Nam giúp bạn tìm ra những phương pháp phù hợp với tình trạng răng của mình:
- Phương pháp điều trị bằng fluor: Nếu sâu răng chỉ mới bắt đầu, phương pháp điều trị bằng fluor có thể giúp khôi phục lại men răng và đôi khi có thể đảo ngược trong giai đoạn rất sớm. Các phương pháp điều trị fluor như sử dụng nước máy, kem đánh răng và nước súc miệng.
- Trám răng: Khi sâu răng vượt qua giai đoạn có thể điều trị bằng fluor, bác sĩ có thể chỉ định trám răng để ngăn chặn vi khuẩn và bảo vệ răng. Chất trám được làm bằng các vật liệu khác nhau, chẳng hạn như nhựa composite có màu răng, hỗn hợp sứ hoặc nha khoa là sự kết hợp của một số vật liệu. Bác sĩ sẽ loại bỏ mô răng bị sâu và trám lại lỗ sâu để đảm bảo chức năng ăn nhai của răng.
- Bọc răng sứ: Phương pháp này phù hợp với những răng đã bị sâu nặng, vỡ lớn, chỉ còn chân răng và tủy răng lúc này đã bị ảnh hưởng. Lúc này phương pháp trám răng sẽ không còn hiệu quả cao nữa vì miếng trám có thể bị bung khỏi vị trí trám sau một thời gian ngắn. Sau khi bỏ các mô tủy bị viêm nhiễm, bác sĩ sẽ tiến hành bọc răng sứ để bảo toàn răng thật, đảm bảo cả về thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai cho răng.
- Nhổ răng và trồng răng mới: Với những răng đã bị chết tủy thì việc giữ lại răng không khả thi. Có thể lúc này sẽ chẳng còn cơn đau nào nữa vì tủy đã hoại tử, nhưng răng có thể gãy rụng bất kỳ lúc nào vì răng không còn được tủy nuôi dưỡng nữa. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để tránh lây nhiễm sang răng khác và các vùng bên cạnh. Sau khi nhổ răng có thể phục hình răng mới bằng một trong hai hình thức sau: cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant để đảm bảo chức năng an nhai. Bên cạnh đó, trồng răng cũng là hình thức bảo vệ xương hàm tránh tình trạng tiêu xương.
Cách ngăn ngừa sâu răng hiệu quả
Sâu răng khiến người bệnh ảnh hưởng cả sức khỏe lẫn tinh thần. Vì vậy hãy bỏ túi những cách ngừa sâu răng cho chính mình. Dưới đây là những biện pháp ngăn ngừa sâu răng ghé thăm:
- Vệ sinh răng miệng đầy đủ: Đánh răng sau khi ăn hoặc 2 lần/ngày đảm bảo làm sạch thức ăn thừa và vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng. Ưu tiên sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor, sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn bám vào kẽ răng.
- Súc miệng: Đây cũng là phương pháp bảo vệ răng miệng song song với đánh răng, sử dụng nước súc miệng có thành phần diệt khuẩn và kháng viêm để bảo vệ răng. Vừa giúp ngăn ngừa sâu răng vừa giúp hơi thở thơm mát.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Hạn chế thức ăn chứa quá nhiều đường và tinh bột vì chúng tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin cho cơ thể để tăng kháng thể.
- Thăm khám nha khoa thường xuyên: Việc ghé nha khoa uy tín để thăm khám thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa hoặc phát hiện sớm các vấn đề răng miệng. Ở trường hợp xuất hiện bệnh lý sẽ kịp thời điều trị tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.
Thắc mắc bị sâu răng nên làm gì đã có lời giải đáp ở bài viết này. Nha khoa Đại Nam khuyên bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu răng miệng nào.
Hãy liên hệ Nha khoa Đại Nam Hotline 0964444999 để được tư vấn.
Bài viết liên quan
-
Hàn răng xong bị buốt | Nguyên nhân do đâu
Những cơn đau nhức này xảy ra khi bị tác động nhiều yếu tố tạo […]
-
RĂNG VẨU LÀ GÌ? CÁCH CHỮA RĂNG VẨU HIỆU QUẢ
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa Răng […]
-
Răng hô là gì? Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả
Răng hô là một dạng sai lệch khớp cắn thường gặp, gây ảnh hưởng đến […]
-
GIÁ CẠO VÔI RĂNG CẬP NHẬT MỚI NHẤT TẠI TPHCM
Vôi răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười, mà còn là nguyên […]
-
Bài tập giảm hô hàm trên hiệu quả, thực hiện tại nhà
Hô hàm trên là một tình trạng sai lệch khớp cắn ảnh hưởng thẩm mỹ […]
-
Vì sao nhiều việt kiều về nước làm răng sứ tại Nha khoa Đại Nam?
Nha khoa Đại Nam là địa chỉ quen thuộc và đáng tin cậy của hàng […]