Ngủ ngáy ảnh hưởng đến sức khỏe không? Cách trị ngủ ngáy hiệu quả
Ngáy khi đang ngủ là dấu hiệu mà nhiều người gặp phải, kể cả nam và nữ. Nhiều người cho rằng đây là hiện tượng bình thường nên không cần can thiệp. Tuy nhiên về y học, tình trạng này liên quan đến nhiều vấn đề về sức khỏe. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, ảnh hưởng và cách trị ngủ ngáy trong bài viết sau.
Ngủ ngáy là như thế nào?
Ngủ ngáy là tình trạng phát ra âm thanh ồn ào trong khi ngủ. Âm thanh này được tạo ra khi luồng không khí đi qua nơi hẹp ở vùng hầu – họng, dao động từ rất nhỏ đến lớn ảnh hưởng đến người xung quanh. Tình trạng này có thể khiến người bệnh thường thức giấc vào ban đêm và mệt mỏi hơn vào ban ngày.
Ngáy khi ngủ cũng có thể bắt nguồn từ chứng hô hấp như ngừng thở khi ngủ. Đây là tình trạng đường thở bị tắc nghẽn, khiến không khí gặp khó khăn khi di chuyển.
Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng ngủ ngáy, trong đó nam giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn. Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ bao gồm: người lớn tuổi, thừa cân, có nhiều mỡ ở cổ, người uống rượu, dùng chất kích thích
Ngoài ra, một số loại thuốc có thể dẫn đến tác dụng không mong muốn này. Có nhiều cách để điều trị chứng ngủ ngáy khi ngủ, mục tiêu là làm đường thở thông thoáng. Nhờ vậy, hiện tượng phát ra âm thanh lớn khi ngủ cũng được cải thiện.
Các nguyên nhân dẫn đến chứng ngủ ngáy
Tiếng ngáy khi ngủ có thể khiến bạn cảm thấy e ngại vì làm ảnh hưởng đến người bên cạnh. Thói quen này có thể được hình thành từ các nguyên nhân sau:
- Viêm amidan mãn tính, lúc này hai tuyến amidan sưng lên to khiến đường thở bị tắc nghẽn. Không khí khi đi qua khu vực này sẽ bị cản trở và phát ra âm thanh khàn khàn.
- Tăng cân nhanh khiến mỡ ở cuống họng dày hơn, chèn ép vào đường thở. Đây cũng là nguyên nhân khiến không khí lưu thông khó khăn dẫn đến tiếng ngáy.
- Thói quen hút thuốc lá nhiều, khói thuốc đi vào cổ họng kích thích vùng này bị sưng và tiết nhiều chất nhầy. Đường thở vì vậy bị thu hẹp lại nên phát ra tiếng ngáy khi ngủ.
- Khi ngủ ở tư thế nằm ngửa, khiến lưỡi và hàm miệng bị tụt phía sau, do đó đường thở hẹp hơn so với thông thường.
- Ngủ ngáy thường gặp ở những người uống rượu. Nguyên nhân là rượu làm giãn cơ ở xung quanh đường thở nên không khí bị cản trở.
- Đối với người cao tuổi, trương lực cơ sẽ yếu hơn so với thời trẻ, làm thả lỏng các mô mềm ở xung quanh đường thở. Điều này khiến đường thở bị tắc nghẽn và dẫn đến chứng ngủ ngáy.
- Đường thở ở nam giới thường hẹp hơn so với nữ, đây cũng là nguyên nhân nam thường gặp phải chứng ngủ ngáy hơn.
Ngủ ngáy có các cấp độ nào?
Dựa vào triệu chứng ngáy khi ngủ, có thể phân thành 3 cấp độ sau:
- Cấp 1: Thỉnh thoảng mới ngáy khi ngủ, tiếng ngáy thưởng không to và dừng lại khi nằm ngủ ở tư thế nghiêng sang trái hoặc sang phải.
- Cấp 2: Tiếng ngáy to hơn và thường xuyên xuất hiện hơn. Tuy nhiên khi đổi tư thế sang nằm nghiêng thì cải thiện hơn.
- Cấp 3: Ngủ ngáy thường xuyên và xảy ra khi nằm ngủ ở bất kỳ tư thế nào. Tiếng ngáy to và ảnh hưởng đến người xung quanh, có thể khiến người bệnh tỉnh giấc nhiều lần. Nguy hiểm hơn, tình trạng này có thể liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ.
Ngủ ngáy ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Ngủ ngáy có ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. Trước tiên, tình trạng này khiến người xung quanh ngủ không ngon giấc. Bên cạnh đó, đây cũng là triệu chứng cho thấy nhiều vấn đề về sức khỏe mà bạn cần lưu ý.
Ngủ ngáy là do phần niêm mạc cuống họng làm tắc nghẽn đường thở, làm nghẹt khí quản dẫn đến thiếu oxy. Lúc này não bộ sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng nhằm giúp không khí lưu thông. Tuy nhiên nếu rối loạn này diễn ra thường xuyên khiến bạn tỉnh giấc nhiều lần và khó ngủ lại.
Ngủ không ngon giấc thời gian dài khiến não bộ không được nghỉ ngơi một cách đầy đủ. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó tập trung vào ban ngày. Tình trạng này có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ khi tuổi còn trẻ.
Ngoài ra, chứng ngủ ngáy còn liên quan đến các bệnh lý khác như: cao huyết áp, nhồi máu cơ tim,… Đặc biệt, chứng ngưng thở khi ngủ có thể nguy hiểm đến sức khỏe nếu không được can thiệp kịp thời.
Cách trị ngủ ngáy hiệu quả mà bạn nên biết
Nếu bạn hoặc người thân gặp phải chứng ngủ ngáy thì việc điều trị sớm là rất cần thiết. Sau đây là một số cách trị ngủ ngáy mà bạn có thể tham khảo:
Nằm nghiêng khi ngủ
Nằm ngửa khi ngủ được nhiều người cho rằng là tư thế tốt. Tuy nhiên theo các Bác sĩ, nằm ngửa không phải là tư thế tốt để ngủ. Bởi khi nằm ngửa, lưỡi và vòm họng sụp xuống phía sau, khiến đường thở hẹp và dẫn đến tình trạng ngủ ngáy.
Lúc này, bạn nên đổi sang tư thế nằm nghiêng khi ngủ. Bạn có thể dùng gối dày hoặc đặt gối phía sau lưng để giảm tình trạng này.
Duy trì cân nặng lý tưởng
Thừa cân là nguyên nhân làm cho đường thở bị hẹp, dẫn đến tình trạng ngáy khi ngủ. Do đó bạn nên duy trì cân nặng lý tưởng để giảm thiểu tình trạng này. Đây cũng là một trong số cách trị ngủ ngáy đơn giản mà bạn có thể áp dụng.
Không hút thuốc, sử dụng chất kích thích
Nhiều người có thói quen sử dụng rượu hoặc thuốc an thần để dễ ngủ hơn. Tuy nhiên điều này không tốt cho sức khoẻ và dễ dẫn đến tình trạng ngủ ngáy. Nguyên nhân là chúng làm kích thích các cơ ở cổ họng để tạo ra âm thanh. Vì vậy nếu trường hợp dùng rượu hoặc thuốc an thần, bạn cần uống ít nhất 2 giờ trước khi ngủ. Ngoài ra, nên loại bỏ thuốc lá và các chất kích thích khác.
Kê gối cao khi ngủ
Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng ngáy khi ngủ, bạn có thể dùng một chiếc gối kê cao để nâng đỡ đầu. Lưu ý cần chọn độ cao phù hợp để tránh làm đau cổ.
Bên cạnh đó, bụi hoặc lông thú cưng từ mền gối có thể gây dị ứng và tạo ra âm thanh khi ngủ. Vì vậy bạn nên giặt sạch để đảm bảo luôn sạch sẽ.
Tập thể dục
Tập thể dục để tăng cường cơ bắp, cải thiện nhịp tim cũng như tuần hoàn máu. Tập thể dục thường ngày cũng có khả năng giúp điều chỉnh giấc ngủ tốt hơn. Vì thế, bạn nên tập ít nhất 30 phút hằng ngày để ngủ ngon và có sức khoẻ tốt hơn.
Ngủ đúng giờ
Giấc ngủ khá quan trọng đối với sức khỏe, giúp cơ thể hồi phục sau một ngày làm việc mệt nhọc và tạo tinh thần hứng khởi để chào đón ngày mới sau khi thức dậy. Bạn cần ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi ngày và hãy tập lối sống đi ngủ, thức dậy đúng giờ. Đây là cách trị ngủ ngáy hiệu quả và giúp tăng cường tập trung.
Uống nhiều nước
Trường hợp thiếu nước có thể làm chất tiết trong mũi cũng như vòm họng của bạn mềm cũng như dính hơn cần dế dẫn tới ngủ ngáy. Như vậy, hãy bảo đảm uống 2 lít nước mỗi ngày hàng ngày để giảm thiểu tình trạng ngủ ngáy.
Tùy theo mức độ ngủ ngáy mà ảnh hưởng sẽ khác nhau. Nhìn chung, đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp một số vấn đề về sức khỏe. Do đó, bạn nên đến cơ sở y tế để được khám, tìm ra nguyên nhân và tìm cách trị ngủ ngáy tốt nhất.
Bài viết liên quan
-
Máng chống nghiến răng có công dụng gì? Giá bao nhiêu?
Máng chống nghiến răng là khí cụ nha khoa được dùng để điều trị chứng […]
-
Cách có nụ cười đẹp thu hút mọi ánh nhìn
Sở hữu nụ cười đẹp là mong ước của rất nhiều người, giúp tạo ấn […]
-
Phần mềm Clincheck là gì? Ứng dụng của Clincheck trong niềng răng Invisalign
Nếu bạn đang quan tâm tới niềng răng trong suốt Invisalign, thì không thể không […]
-
Những lưu ý khi chọn kem đánh răng cho người niềng răng? Top sản phẩm tốt nhất
Lựa chọn kem đánh răng phù hợp giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt […]
-
Những ai nên trồng răng sứ cố định? Giá bao nhiêu là hợp lý?
Trồng răng sứ cố định là phương pháp phục hồi răng đã mất hiệu quả. […]
-
Nên chọn hàm tháo lắp trên Implant hay hàm tháo lắp truyền thống?
Hàm tháo lắp trên Implant được đặt sau khi cắm trụ Implant vào xương hàm […]